Hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập công ty chi tiết A-Z

👁 206 lượt xem
quy-trình-thủ-tục-thành-lập-công-ty

Tại sao phải thành lập công ty ?

Có phải bạn đang muốn thành lập công ty nhưng không biết bắt đầu từ đâu, quy trình sẽ như thế nào và cần những hồ sơ pháp lý ra sao. Trong bài viết này Luật sư 88 sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình, thủ tục thành lập công ty. Thành lập công ty là gì ?

  • Theo góc độ kinh tế: thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị: tên công ty, địa chỉ trụ sở, máy móc thiết bị, nhân sự & vốn điều lệ.
  • Theo góc độ pháp lý: thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ qua nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ thủ tục này đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình của công ty.

Không phải cứ kinh doanh là thành lập công ty. Vậy khi nào nên thành lập công ty ?

  • Công việc kinh doanh đòi hỏi phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Cần tư cách pháp nhân để ký hợp đồng mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ.
  • Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh để đúng theo quy định pháp luật.

Luật sư 88 sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình & thủ tục để thành lập công ty gồm các bước như thế nào ?

Thành-lập-doanh-nghiệp
Thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

Trước khi bắt đầu thực hiện các công việc soạn thảo hồ sơ để thành lập một công ty mới, chủ doanh nghiệp cùng các thành viên phải ngồi lại với nhau để bàn bạc và xác định đầy đủ các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty.

a) Loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty TNHH MTV
  • Công ty TNHH 2 TV trở lên
  • Công ty cổ phần

b) Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp quy định các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động, cũng như các mặt hàng doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng. Chính vì vậy, phải xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.

c) Đặt tên công ty

Khi chọn tên công ty, tốt nhất nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm & không bị trùng, gây nhầm lẫn với những công ty đã thành lập trước đó. Để xác định xem tên công ty có bị trùng hay không, hãy truy cập vào website của Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia để tra cứu.

d) Địa chỉ công ty

Yêu cầu của phần này là phải có địa chỉ & hộp thư điện tử cụ thể, rõ ràng. Cần lưu ý rằng, chung cư để ở sẽ không tính là địa chỉ của công ty.

e) Thành viên cổ đông

Là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập. Thành viên cổ đông có tỷ lệ góp vốn cao nhất sẽ có quyền hạn & trách nhiệm cao nhất với công ty.

f) Vốn điều lệ

Là số vốn do các thành viên cổ đông góp và được ghi vào điều lệ của công ty. Lưu ý rằng, mức thuế môn bài hằng năm công ty phải đóng được dựa vào vốn điều lệ của công ty.

g) Người đại diện pháp luật

Người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế.

Bước 2: Soạn thảo & nộp hồ sơ thành lập công ty

Sau khi đã chuẩn bị xong các thông tin cần thiết, người thực hiện thủ tục bắt đầu tiến hành soạn thảo & chuẩn bị hồ sơ cần thiết.

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ công ty, được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận được đặt lên hàng đầu
  • Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn. Bảng danh sách này liệt kê rõ thông tin từng thành viên cũng như tỷ lệ góp vốn.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên, cổ đông (căn cước công dân hoặc hộ chiếu).
  • Chứng nhận đăng ký đầu tư nếu như công ty có vốn góp nước ngoài.
  • Giấy tờ bổ sung (thành viên / cổ đông góp vốn là tổ chức): quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao giấy chứng thực cá nhân, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
  • Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: giấy vệ sinh an toàn thực phẩm (hàng thực phẩm), giấp phép xuất nhập khẩu…

Bước 3: Nộp hồ sơ và đăng bố cáo

  • Nơi tiếp nhận hồ sơ: thông thường cơ quan tiếp nhận hồ sơ là phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch & đầu tư trực thuộc địa phương.
  • Nộp hồ sơ & nộp tiền đăng bố cáo, người thực hiện mang hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận để tiến hành nộp. Ngoài ra cần chuẩn bị một khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo khi nộp hồ sơ.
  • Nhận giấy chứng nhận ĐKKD (sau 3-5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ), nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt công ty đăng bố cáo (nếu như nộp lệ phí đăng bố cáo)

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Mang bản sao giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu giấu (nếu có) đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi hoàn tất 4 nước nêu trên, để thực hiện hoạt động kinh doanh, các công việc cần làm sau khi hoàn tất giấy tờ thành lập công ty, bao gồm:

  • Treo bảng hiệu, các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã số thuế, Địa chỉ…
  • Đăng ký chữ ký số, được dùng trong các trường hợp phổ biến như: ký hóa đơn điện tử, ký tờ khai thuế điện tử, ký hợp đồng điện tử…
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký khai thuế qua mạng
  • Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài
  • Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu, giấy thành lập trường…)

Kết quả

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục thành lập công ty, sẽ nhận được bộ tài liệu & hồ sơ giúp một công ty hoạt động đúng pháp luật, tránh những rủi ro cho doanh nghiệp về sau.

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp, giấy xác nhận mẫu dấu của cơ sở khắc dấu.
  • Điều lệ công ty
  • Hóa đơn GTGT
  • Thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
  • Thông báo mở tài khỏa ngân hàng
  • Bảng phương pháp trích khấu hao
  • Thông báo phương pháp tính thuế
  • Thông báo phương pháp tính thuế khấu trừ
  • Thông báo nộp hồ sơ thuế điện tử
  • Phát hành hóa đơn điện tử
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số
  • Token khai thuế qua mạng

Luật Sư 88 (Luật Đại Hà) cung cấp dịch vụ đăng ký công ty, đăng ký doanh nghiệp uy tín, nhanh gọn. Đã từng thành lập, đăng ký cho rất nhiều công ty trên toàn quốc, quý khách có thể tham khảo chi tiết bảng giá thành lập công ty do Luật Sư 88 (Luật Đại Hà) cung cấp.

Bài viết khác

TAGS: CHI PHÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CHỮ KÝ SỐ, ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ONLINE, ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH NHANH, ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÁ NHÂN, ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ THUẾ, DỊCH VỤ PHÁP LÝ THÀNH LẬP CÔNG TY, DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY, GIẤY PHÉP KINH DOANH, HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, KHAI THUẾ, MỞ CÔNG TY TNHH, NỘP THUẾ, QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY, TRỤ SỞ CÔNG TY, TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP, TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *